Theo TT Ứng dụng tiến bộ KHCN Tỉnh Sóc Trăng, Nấm ký sinh côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và hiện nay có khoảng hơn 700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004). Tiềm năng của các loại nấm ký sinh côn trùng là rất lớn, người ta đã dùng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra đặc biệt là nhóm côn trùng thuộc bộ Lepidoptera và Co-leoptera. Một trong những loài nấm ký sinh tiêu diệt côn trùng quan trọng trong tự nhiên là loài nấm với tên khoa học Metarhizium anisopliae, thường được gọi là nấm Xanh, đang được sử dụng rộng rãi với phỗ ký sinh rộng và có khả năng tiêu diệt trên 70 loài côn trùng gây hại. Ở nước ta, các loại nấm ký sinh côn trùng đã được ứng dụng rộng rãi.
Loài nấm Metarhizium anisopliae sinh sản và phát tán bằng bào tử. Khi bào tử bám dính vào cơ thể côn trùng, bào tử mọc mầm và phát triển thành sợi nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng để hút các chất dinh dưỡng làm cho côn trùng bị nhiễm bệnh chết. Khi côn trùng chết các cuống bào tử vươn ra ngoài để phát triển thành những ổ bào tử mới có màu xanh mốc gọi là “nấm xanh”. Bên cạnh đó khi một số côn trùng bị nhiễm nấm, các bào tử tiếp tục sinh sôi, nẩy nở làm cho hàng loạt côn trùng khác trong quần thể bị nhiểm nấm và chết hàng loạt. Metarhizium anisopliae là nấm đất trong tự nhiên nhưng hiệu quả sử dụng Metarhizium anisopliae phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giống gốc và kỹ thuật nhân giống trong sản xuất.
Thành phần: Bào tử nấm Metarhizium anisopliae 109 bào tử/gr và chất mang.
Công dụng: Phòng trừ các loài sâu hại sống trong đất và phá hoại trong vườn như sùng đất, nhện đỏ, rầy, rệp, sâu bướm, bọ xít, bọ nhảy, ấu trùng bọ cánh cứng, bọ cánh cứng, châu chấu, cào cào, mối…hạn chế hư hại mùa màng, hạn chế phát sinh dịch bệnh do virus, vi khuẩn và nấm bệnh tấn công qua các vết chích.
Nấm xanh đa số ký sinh các loại sâu, côn trùng gây hại cho lúa, cây trồng. Chưa có thông báo về tác hại của nấm này lên con người, gia súc và sinh vật có ích.
Không ảnh hưởng đến các loại thiên địch phổ biến.Không gây độc hô hấp, không kích thích da và mắt. Không gây độc cho cá, động vật thuỷ sinh, ong mật và tằm.
Côn trùng bị nhiễm nấm, các bào tử tiếp tục sinh sôi, nẩy nở làm cho hàng loạt côn trùng khác trong quần thể bị nhiểm nấm và chết hàng loạt.
Cách dùng:
– Đổ 1 kg chế phẩm với khoản 5 lít nước sạch, bóp kỹ cho ra hết bào tử. Lọc phần vi sinh này qua 1 lớp vải lọc, thu được dung dịch vi sinh rồi pha thêm 200 lít nước sạch – phun cho 1.000 m2. Phần xác thu được rải bón gốc. Ban đầu phun 7 ngày/lần, về sau 20-30 ngày/lần để duy trì hiệu quả diệt côn trùng. Vào đợt dịch thì 10 ngày phải phun lại 1 lần và tăng liều gấp đôi. Phòng bệnh thì 3-6 tháng 1 đợt.
– Đối với hoa lan, hoa hồng bị rệp sáp, nhện đỏ…: đổ 100g chế phẩm với khoản 3 lít nước sạch, bóp kỹ cho ra hết bào tử. Lọc phần vi sinh này qua 1 lớp vải lọc, thu được dung dịch vi sinh rồi pha thêm lượng nước sạch vừa đủ phun cho 1.00 m2.phun cho khoản 50-100m2. Ban đầu phun 5 ngày/lần, phun liên tiếp 3 đợt, về sau 20-30 ngày/lần để duy trì hiệu quả diệt côn trùng. Vào đợt dịch thì 10 ngày phải phun lại 1 lần và tăng liều gấp đôi.
– Đối với sâu hại sống trong đất: trộn với phân hữu cơ sạch trước khi bón, liều lượng 3kg/tấn. Tiến hành ủ thoáng khí ít nhất 3 ngày rồi đem bón. Đối với sùng đất và ấu trùng sâu bọ trong đất, trộn 5-10g nấm xanh cho 1 thùng hay khay trồng, tưới ẩm và ủ khoản 5 ngày khi làm đất. Có thể bổ sung nấm xanh cùng với hệ vi sinh kháng nấm để kết hợp phòng tuyến trùng rễ cho cây trồng.
– Đối với mối hại cây trồng: Đào rãnh nhử mối với kích thước: sâu 30cm x rộng 30cm x dài 2 mét, lấp đầy rãnh nhử bằng tàn dư thực vật sau đó 1-2 tuần kiểm tra rãnh có mối xuất hiện tiến hành rắc chế phẩm vào rãnh nhử với liều lượng 200gr/rãnh; hoặc phá vỡ tổ mối và dùng chế phẩm rắc vào các khoang từ 100 – 200gr chế phẩm/tổ tùy theo kích thước tổ hoặc rắc vào đường đi của mối sao cho mối tiếp xúc được với chế phẩm. Với cây trồng mới, bón vào các hốc trước khi trồng với liều lượng phân hữu cơ ủ Metarhizium anisopliae cần thiết ( ít nhất 10kg/ hốc).
Hình ảnh Gián bị nhiễm nấm xanh Metarhizium anisopliae
Hình ảnh Côn trùng bị nhiễm nấm xanh Metarhizium anisopliae
Chú ý:
- Phun nấm xanh vào gốc cây và phần đất xung quanh gốc. Phun đều tán lá, phun theo chiều từ dưới lên trên, chiều vòng của cây cho toàn bộ mặt lá ướt đẫm dung dịch nấm xanh.
- Phun vào buổi chiều mát, không phun khi thấy trời chuyển mưa.
- Bình phun phải được vệ sinh kỹ.
- Không sử dụng chung với các loại sản phẩm trừ nấm bệnh khác.
Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
Hình ảnh sâu bị nhiễm nấm xanh Metarhizium anisopliae
(Hình thái nấm xanh trên 3 loại sâu bướm khi nó là nấm sợi và khi nó đã chuyển sang dạng bào tử để chuẩn bị cho 1 hành trình mới BVTV cho vườn.)
(Vi sinh nấm xanh dùng trộn đất diệt sùng đất chuyên cắn rễ cây)
Hiện nay, Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Hoàng Gia Long (Hoàng Gia Long Biotech) là Nhà Phân phối Chế phẩm sinh học uy tín tại Đà Nẵng, Miền Trung và trên Toàn Quốc. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline 0905441985 để được tư vấn về sản phẩm cũng như mua hàng nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang: https://www.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/77/280/TIEM-NANG-CUA-CHE-PHAM-NAM-Metarhizium-anisopliae-TRONG-PHONG-TRU-SAU-HAI-CAY-TRONG-O-KIEN-GIANG.html
Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNN: https://www.mard.gov.vn/Pages/su-dung-che-pham-nam-xanh-giam-hon-80-chi-phi-tru-ray-nau.aspx
Báo Tuổi trẻ online: https://tuoitre.vn/dung-nam-diet-ray-456319.htm
Cổng thông tin điện tử Tỉnh Long An: https://www.longan.gov.vn/Pages/TinTucChiTiet.aspx?ID=33457&InitialTabId=Ribbon.Read