Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm lượng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp thải ra là rất lớn như xác bả thực vật trong ngành trồng trọt, phân chuồng của ngành chăn nuôi, hoặc phụ phẩm của ngành chế biến,…Để tận dụng nguồn phụ phẩm này thì phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng là rất thiết thực.
Lợi ích của việc bón phân hữu cơ:
– Bón phân hữu cơ làm tăng sự phát triển vi sinh vật trong đất, do đó tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng.
– Làm cấu trúc đất xốp hơn, độ ẩm trong đất được giữ lại lâu hơn, giúp cho bộ rễ phát triển dễ dàng và bảo vệ đất chống xoáy mòn, tích lũy thêm mùn cho đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
– Phân hữu cơ cũng làm hạ độ chua của đất, giúp cây phát triển tốt.
– Khi bón phân hữu cơ vào đất do phân giải chậm, cung cấp dinh dưỡng cho cây được lâu.
– Nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên bón không làm cháy lá, hỏng rễ, hại cây, do đó kỹ thuật bón đơn giản dễ thực hiện.
– Cây trồng được bón phân hữu cơ sẽ chống chịu với sâu bệnh tốt hơn, có phẩm chất ngon, tồn trữ được lâu.
– Giảm chi phí sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho người sử dụng.
Phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh:
Nguyên liệu:
– Xác bã thực vật (đã phơi héo): Rơm, cỏ, lục bình, lá cây,….
– Phân chuồng: ½ thể tích (nếu được).
– Bạt nhựa phủ để giữ ẩm và nóng lên (nên chọn bạt đục, không dùng nylon trong).
– Phân Urê (pha 50-200 g/m3, tưới lên rơm rạ, nếu nguyên liệu có C/N > 30)
– Tro bếp (1-2 kg/m3, nếu có).
– Nấm Trichoderma: Tricô-ĐHCT (20-30 g/m3).
Tỷ lệ C/N của các nguyên liệu:
Xác bã thực vật: | C/N | Phân chuồng: | C/N |
Vỏ hột ca cao, cà phê | 20-22 | Gà, vịt | 10
|
Xác bã trái cây | 40 | Heo | 15
|
Thân lá cây họ đậu | 35
|
Bò, cừu | 18
|
Xác bã rau cải | 12
|
Các loại khác: | |
Rơm rạ | 50-60
|
Thịt cá tươi | <5 |
Vỏ trấu | 120 | Rong biển | 15 |
Lục bình | 40 | Giấy, cạc-tông | > 500 |
Cây thuỷ sinh | 25 | Gỗ, mạt cưa | >500
|
Cách ủ:
– Gom hữu cơ (đã tưới ẩm qua đêm) từng lớp (+ tro bếp) theo đống hoặc ví trong bạt nhựa đục dày khoảng 20 cm (vật liệu khô để lớp dưới, ướt lớp trên)
– Tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước). Dùng chân đạp để đống hữu cơ được nén dẽ xuống.
– Tưới Urê pha loãng (50-200 g/m3), tuỳ mức độ xác bã thực vật nhiều hơn phân chuồng và nấm Tricô-ĐHCT (20-30 g/m3) lên từng lớp dày 20cm.
– Phủ và chèn kỹ bạt nhựa để giữ ẩm.
– Vun mặt đống ủ thành đống (đáy cao 2m, cao từ 1,2 – 1,6 m). Trong mùa mưa nên đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước.
– Trong 3 tuần đầu, kiểm tra độ ẩm (40-60%) và nhiệt độ (trên 50oC) hằng tuần bổ sung thêm nước hoặc Urê. Cần chú ý tưới nước bổ sung hằng tuần để giữ ẩm.
– Đảo đống ủ sau 3 tuần (nếu được).
– Đống ủ hoai sau 6-8 tuần (không còn ấm).
Như vậy, chỉ cần dành một ít thời gian và với những nguyên liệu đơn giản thì chúng ta đã có được một loại phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây trồng, an toàn cho người sử dụng, vật nuôi và môi trường mà lại rất rẻ tiền. Đây sẽ là sự lựa chọn cho nhiều nông dân nhằm góp phần nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cho gia đình.