Giới thiệu về Chế phẩm sinh học EM1 gốc (Men vi sinh EM)
– Vi sinh vật hữu hiệu Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là môt chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật trong đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trổng.
– Công nghệ EM do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra và được áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980. Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu và tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bằng hoá học.
Thành phần và quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong chế phẩm EM
– Trong chế phẩm EM có khoảng 80 loài vi sinh vật cả kỵ khí và hiếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H20), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dể tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin). Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ thống sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.
1. Vi khuẩn quang hợp
2. Vi khuẩn Lactic
3. Xạ khuẩn
4. Nấm men
5. Nấm sợi
Hiệu quả tác dụng của EM
– Tất cả các biện pháp canh tác (cày xới, phân bón, chế độ nước, luân canh cây trồng) đều có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sinh học. Cụ thể là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, quá trình hình thành mùn và kết cấu đất. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Bởi vậy việc nghiên cứu đất sao cho thích hợp với năng suất cây trồng không thể bỏ qua yếu tố sinh học đất.
– Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại đối với vi sinh vật cũng như hệ sinh thái đất. Chế phẩm EM được tổng hợp từ các vi sinh vật có ích làm phương tiện để cải tạo đất trồng, trừ khử các loại bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng các chất hữu cơ trong đất.
Một số hiệu quả tác động của EM:
- Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của con nuôi với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
- Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn của con nuôi.
- Kích thích tăng trưởng của con nuôi.
- Tăng sản lượng và chất lượng.
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Bổ sung vi sinh vật cho đất;
- Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất và tiêu diệt tác nhân gây bênh, sâu hại trong đất;
- Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải;
- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi;
- Tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón.
CÁC CHẾ PHẨM DẪN XUẤT CỦA EM VÀ CÁCH CHẾ TẠO
Dung dịch EM gốc (gọi là EM1)
– Dung dịch EM gốc là chất lỏng có mầu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt. Đô pH < 3,5;
– Nếu dung dịch có mùi thối, hoặc đô pH > 4,0 thì được coi là EM hỏng và không dùng được;
– Bảo quản EM1 ở nhiệt đô bình thường, ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm;
– Dung dịch EM gốc thường được sử dụng để chế tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác.
– Nếu thấy trên bề mặt có lớp váng mỏng mầu trắng khi bảo quản, lớp VSV này không có hại và không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.
Dung dịch EM thứ cấp (EM2)
Dung dịch EM thứ cấp (EM2) là chế phẩm được chế tạo bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1. Quá trình pha chế EM2 thứ cấp như sau:
Nguyên liệu | Lượng sử dụng |
Nước | 100 lít |
EM1 gốc | 5 lít |
Mật rỉ đường | 5 lít |
Cách pha chế:
- Trộn đều mật rỉ đường với nước sạch và vi sinh EM1.
- Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa bằng nhựa có nút đậy chặt (không nên dùng chai thuỷ tinh đựng hỗn hợp trên) và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Chế phẩm EM2 thứ cấp có thể dùng được khi độ pH < 4,0 sau khi lên men kỵ khí từ 5 đến 7 ngày (tuỳ nhiệt độ môi trường).
Sử dụng EM2 thứ cấp:
EM2 thứ cấp được sử dụng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên theo yêu cầu có thể bảo quản EM2 thứ cấp trong can nhựa kín, đặt nơi mát trong vòng 30 ngày.
Chú ý: Không được nhân EM cấp 3 từ dung dịch EM2 thứ cấp vì như vây sẽ dễ bị tạp nhiễm. Sự cân bằng vi sinh vât thay đổi và hiệu quả sẽ bị mất.
Hiện nay trên thế giới có nhiều chế phẩm vi sinh, nhưng chỉ có chế phẩm EM1 mang logo mầu xanh đã được tổ chức EMRO Nhật bản đăng ký bản quyền ở mỗi nước mới là sản phẩm chính thống do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa ở Okinawa, Nhật bản phát minh ra được EMRO đảm bảo mà thôi.
Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Hoàng Gia Long (Hoàng Gia Long Biotech) là Nhà Phân Phối men vi sinh EM1 (EMRO) tại Đà Nẵng, Miền Trung và trên Toàn Quốc. Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ số Hotline 0905441985 để được tư vấn về sản phẩm cũng như mua hàng nhanh nhất.